Đệm mềm hay đệm cứng tốt hơn?

Độ cứng đôi khi phục thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên bất kể trọng lượng cơ thể hoặc tư thế ngủ ra sao, bạn có thể tìm thấy đệm mềm hoặc đệm cứng tốt hơn.

Độ cứng đệm được đánh giá theo thang điểm từ 1-10 với 1 là cực mềm, 10 là cực cứng. Nhiều thương hiệu sử dụng thang đo này do nó đơn giản và cung cấp cho người mua hàng ý tưởng tốt về cảm giác khi nằm lên, đặc biệt khi mua hàng trực tuyến.

Độ cứng đệm được xác định bởi cấu tạo và vật liệu. Cụ thể bao gồm độ dày lớp êm ái hoặc lớp trên cùng. Đệm cứng có lớp mềm khá mỏng để đảm bảo bề mặt đồng đều và chắc chắn. Trong khi đó đệm mềm có lớp êm ái dày dặn để ôm vừa cơ thể.

Độ cứng đôi khi phục thuộc vào sở thích cá nhân. Tuy nhiên bất kể trọng lượng cơ thể hoặc tư thế ngủ ra sao, bạn có thể tìm thấy mức độ cứng đệm phù hợp.

Bài viết dưới đây sẽ so sánh 2 độ cứng phổ biến của đệm để bạn xác định được loại nào tốt nhất cho giấc ngủ ngon.

Đệm cứng là gì?

Đệm cứng nằm trong khoảng 7-9 trong thang độ cứng của nệm. Những loại đệm này có độ nảy cao hơn so với đệm mềm. Điều đó có nghĩa chúng duy trì bề mặt vững chắc, ít lún hơn khi nằm trên giường.

Đệm cứng thường mỏng hơn đệm mềm khoảng 25-30cm. Trong đó, lớp êm ái dày hơn khoảng 2-5cm. Bằng cách này, người ngủ có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ vững chắc trong khi vẫn thoải mái.

đệm lò xo cứng

Ưu điểm của đệm cứng

Đệm cứng chắc chắn rất hiệu quả trong việc phân bố trọng lượng và tạo ra bề mặt ổn định. Hãy cùng điểm qua một số ưu điểm của đệm cứng dưới đây.

Hỗ trợ cho người nằm ngửa và nằm sấp

Khi nằm ngửa hoặc úp, hông và lưng dễ bị lún, đặc biệt đệm quá mềm. Một tấm đệm chắc chắn đảm bảo lưng hông luôn thẳng hàng với phần còn lại của cơ thể. Từ đó, khả năng đau dạ dày và cơn đau do nằm nghiêng được loại bỏ.

Trong hầu hết trường hợp, nệm có độ cứng trung bình là tốt nhất cho người nằm ngửa, đệm cứng tốt nhất cho người nằm sấp. Tuy nhiên, nằm sấp có thể ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh tự nhiên của cột sống, gây áp lực lên lưng cổ.

Do đó chúng tôi khuyên bạn nên tránh nằm sấp nếu có thể.

Cứng cáp cho người nằm nghiêng nặng ký

Do người trên 100kg tạo nhiều áp lực lên giường, nệm mềm sẽ khiến họ chìm xuống. Điều đó có nghĩa người ngủ chìm sâu hơn lớp êm ái.

Một tấm nệm vững chắc hơn là lựa chọn tốt nhất cho người nặng ký. Nó đủ sự nâng đỡ để ngăn chặn việc chìm quá và cảm giác mắc kẹt bên trong. Nệm cứng cúng giúp phân bổ trọng lượng cơ thể mà không gây áp lực đau đớn.

Giảm căng cơ và cải thiện lưu thông máu

Sự nâng niu của đệm mềm có thể hạn chế chuyển động và lưu thông máu với một số người. Trên bề mặt vững chắc, xương của bạn được hỗ trợ, giảm căng thẳng cho cơ, tĩnh mạch, động mạch và lưu thông máu tốt hơn.

Giảm nóng bức

Khi nằm trên đệm mềm, lớp vật liệu dày có khả năng giữ nhiệt nhiều hơn đệm cứng. Điều đó khiến người ngủ cảm thấy nóng bức và làm gián đoạn giấc ngủ. Do đệm cứng có lớp êm ải mỏng hơn nên nó không tạo cảm giác mắc kẹt hay tích nhiều nhiệt.

Đệm mềm hay đệm cứng tốt hơn

Hạn chế

Mặc dù đệm cứng rất tốt nhưng chúng không phải dành cho tất cả mọi người và gây ra áp lực, cảm giác khó chịu. Dưới đây là một số hạn chế của việc nằm trên đệm cứng.

Ban đầu có thể không thoải mái

Khi lần đầu tiên chuyển sang đệm cứng, đặc biệt khi sử dụng đệm mềm lâu, bạn có thể không thoải mái. Mặc dù đệm cứng tốt hơn cho cơ thể nhưng phải mất khoảng 30 ngày để cơ thể thích nghi bề mặt mới.

Tuy nhiên, một khi đã thích với đệm cứng, ban có thể tận hưởng lợi ích từ nó. 

Chứng đau khớp và vẹo cột sống có thể tồi tệ hơn

Đệm cứng có thể làm trầm trọng thêm chứng đau khớp hoặc cong vẹo cột sống. Những người mắc chứng bệnh này cần đệm để tạo đường cong cột sống tốt hơn và giảm áp lực.

Quá vững chắc với người nhẹ cân

Người dưới 59kg đương nhiên bị gây lún quá nhiều. Vì vậy, đệm cứng chắc sẽ không bao giờ tiếp xúc với đường cong người nằm. Từ đó, người nhẹ cần có thể gặp nhiều áp lực hơn, khó chịu hơn khi nằm trên.

đệm lò xo cứng

Đệm mềm là gì?

Trên thang độ cứng, đệm mềm có giá trị từ 2-3. Mẫu đệm này có độ êm ái cao hơn và dễ dàng phù hợp với cơ thể người nằm.

Điểm độc đáo của đệm mềm là lớp tiện nghi dày dặn từ foam hoặc cao su. Đệm thường dày khoảng 30-35cm, trong khi các lớp êm ái dày ít nhất 5-10cm.

đệm mềm hay đệm cứng tốt hơn

Ưu điểm

Đệm mềm có thể tốt như đệm cứng nếu không nói là tốt hơn đối với một số người. Lớp đệm thêm lấp đầy không gian giữa cơ thể và đệm, giảm áp lực và đau đớn hiệu quả.

Cảm giác ấm cúng, sang trọng

Đệm mềm được biết đến với lớp tiện nghi dày dặn, sang trọng ngay khi bạn nằm lên chúng. Do độ dày nhỉnh hơn, một số người cho rằng đệm siêu mềm trông sang trọng hoặc giống khách sạn hơn.

Thích hợp với người nằm nghiêng

Đệm mềm là lựa chọn khả thi và thoải mái cho người nằm nghiêng. Những người nằm nghiêng cần sự mềm mại để giảm áp lực cho hông vai đồng thời thúc đẩy liên kết cột sống khỏe mạnh. Trong hầu hết các trường hợp, đệm mềm đến trung bình là tốt nhất cho người nằm nghiêng.

Phù hợp với người nhẹ cân

Người dưới 59kg đặt rất ít áp lực lên đệm. Do đó, họ cần đệm mềm hơn để nâng đỡ cơ thể chính xác. Chúng phản ứng nhanh hơn và tạo đường viền khi đặt ít áp lực lên.

Giảm điểm áp suất

Đôi khi đệm cứng có thể gây áp lực dọc theo các bộ phận khác nhau, chẳng hạn như hông, vai và lưng dưới gây khó chịu. Đệm mềm hơn sẽ ôm sát cơ thể, giúp phân bổ trọng lượng và giảm áp lực.

Tuyệt vời để giảm đau lưng

Nếu các loại đệm khác có vẻ làm nặng lưng của bạn, một tấm đệm mềm là lựa chọn phù hợp để giảm cơn đau. Đệm nâng niu đường cong cơ thể, giảm áp lực và xoa dịu khó chịu.

foam đệm mềm zinus

Hạn chế

Mặc dù đệm mềm được biết đến với công dụng nâng niu nhưng điều đó vẫn có thể gây khó chịu. Hãy đi sâu vào một số hạn chế bạn có thể gặp khi dùng đệm mềm.

Có thể không thoải mái với người nằm ngửa và nằm sấp

Người nằm ngửa và nằm sấp cần bề mặt phẳng, chắc chắn để cơ thể không bị lún. Nếu sử dụng đệm quá mềm, họ có thể đau vùng thắt lưng mãn tính và khó ngủ.

Dễ bị chảy xệ hơn

Một số đệm mềm có thể bị mòn nhanh hơn đệm cứng do chúng không quá vững và bền chắc. Các lớp thoải mái mềm có thể bị bong ra, phát triển sần sùi và chảy xệ. Vì vậy đệm sẽ cần được sửa chữa hoặc thay thế sớm hơn nếu bạn có tấm nệm cứng.

Tuy nhiên, một tấm đệm chất lượng cao với lõi nâng đỡ bền bỉ có thể lên đến 10 năm.

Có thể không hỗ trợ đủ cho người nặng cân

Khi nằm trên một số đệm mềm, người nặng ký dễ bị lún nhiều hơn và cảm thấy bị mắc kẹt trên giường. Đệm mềm không phải lúc nào cũng đủ hỗ trợ, có khả năng gây đau và khiến họ khó di chuyển trên giường.

Không cân bằng cho các cặp vợ chồng

Một số đệm mềm hơn không đủ để cô lập chuyển động như đệm cứng. Điều này sẽ không thành vấn đề nếu bạn ngủ một mình. Song đối với các cặp vợ chồng, cách ly chuyển động là điều quan trọng nhất cần cân nhắc trước khi chọn đệm.

Nếu một người nặng hơn người kia, họ sẽ lún vào đệm khiến bề mặt không được bằng phẳng. Điều này gây cảm giác khó chịu và gây ra các điểm áp lực.

Thông thường, đệm trung bình là tốt nhất cho các cặp vợ chồng do mang lại sự cân bằng giữa êm ái và hỗ trợ.

Đệm vững chắc so với hỗ trợ

Vững chắc và hỗ trợ không giống nhau. Các lớp hỗ trợ được thiết kế để giữ cột sống ở vị trí trung lập. Trong khi đó, độ cứng là cảm giác ngay lập tức ngay khi nằm lên dựa trên độ dày lớp thoải mái.

Mọi người thường lầm tưởng đệm cứng hỗ trợ tốt nhất do chúng chắc chắn. Song đệm mềm cũng hỗ trợ và giảm đau. Đệm cứ cũng có thể cực kỳ thoải mái và sang trọng giống như đệm mềm.

Dù vậy, cảm giác thoải mái là vấn đề về độ cứng phù hợp với bạn. Với độ chắc chắn của giường, bạn có thể nhận thấy chất lượng giấc ngủ được cải thiện và cơn đau suy giảm.

nệm Zinus Cooling Gel Memory Foam

Câu hỏi thường gặp

Đệm cứng có mềm hơn không?

Khi mới nhận đệm, bạn cần một thời gian điều chỉnh khá ngắn do khá cứng. Tuy nhiên, đó không nhất thiết phải là đệm mềm.

Khi đệm cứng của bạn cũ đi, nó sẽ mất đi sự hỗ trợ. Song đệm mới không nên trở thành đệm mềm chỉ sau vài năm sử dụng.

Đệm mềm có ảnh hưởng xấu đến cơ thể không?

Mọi người lầm tưởng đệm mềm khiến cơ thể tổn thương dù thoải mái. Miễn là chọn đệm dựa trên loại cơ thể và tư thế ngủ, bạn sẽ không gặp phải các tác dụng phụ tiêu cực.

Đệm cứng hay đệm đặc biệt cứng tốt hơn?

Đệm siêu cứng không phổ biến do hầu hết mọi người không cần đệm quá vững chắc. Thông thường đệm cứng đã đủ để hỗ trợ cho hầu hết mọi người. Nếu bạn rất lớn, một chiếc nệm cứng hơn có thể phù hợp do bạn tạo áp lực nhiều hơn và cần được hỗ trợ.

Làm thế nào để bạn biết đệm quá cứng?

Một số dấu hiệu đệm quá cứng đối với bạn bao gồm:

  • Bạn thường xuyên thức dậy với tình trạng đau lưng, cổ hoặc vai
  • Bạn cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy
  • Bạn ngủ ngon hơn trên đệm khác
  • Bạn cảm thấy tê hoặc ngứa ran ở cánh tay hoặc bàn tay

Hãy nhớ rằng khi mới bóc đệm, đôi khi bạn cần một vài tuần để đệm mềm ra và thoải mái.

Làm cách nào để làm đệm mềm hoặc cứng hơn?

Bạn có thể làm mềm đệm cứng bằng tấm topper mềm từ 5-10cm. Nếu đệm quá mềm, bạn có thể dùng topper cứng để tăng độ vững chắc cho đệm. Một lựa chọn khác là đặt miếng ván ép dài 2-5cm dưới đếm để làm chắc giường.

Làm thế nào để chọn giữa đệm cứng và đệm mềm?

Lựa chọn độ cứng đệm phụ thuộc vào tư thế ngủ và kích thước của bạn. Đệm cứng chắc chắn là lựa chọn tốt cho người to lớn, người nằm ngửa và người nằm sấp. Ngược lại, đệm mềm có tác dụng tốt với người nhẹ cân và người nằm nghiêng.

Tuy nhiên, đệm mềm và cứng không phải là 2 loại đệm duy nhất. Nếu chọn cả 2 điều này quá khó, bạn nên xem xét các loại đệm cân bằng hơn, chẳng hạn như đệm mềm vừa, trung bình hoặc cứng vừa.

Nếu bạn không chắc về độ cứng đệm tốt nhất, hãy luôn tận dụng dịch vụ nằm thử. Hầu hết các cửa hàng uy tín đều cho phép nằm ngay tại cửa hàng. Với thời gian này, bạn có thể thực sự cảm nhận được đệm và quyết định đúng đắn nhất.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có tấm đệm vừa vặn nhất . Để được tư vấn và đặt mua đệm Zinus, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ showroom gần nhất thuộc Demzinus.vn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981.212.212