Tại sao bạn bị đau lưng dưới sau khi thức dậy?

Cơn đau lưng nhẹ vào buổi sáng không phải điều gì bất thường. Nhưng nếu nó vẫn tiếp tục suốt cả dài, đó có thể là dấu hiệu cho tình trạng y tế tiềm ẩn nào đó.

Đau lưng dưới là tình trạng đau cơ xương ở người lớn. Khoảng 84% số người trải qua điều đó ít nhất một thời điểm nào đó trong đời, và 23% mắc bệnh mãn tính.

Vài cơn đau lưng nhẹ vào buổi sáng không phải điều gì bất thường. Trong nhiều trường hợp, cơ thể bạn sẽ bị cứng lại sau khi giữ nguyên tư thế trong vài giờ.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đau nhức sau khi ra khỏi giường và bắt đầu di chuyển, cơn đau lưng thường xuất phát từ nguyên nhân cụ thể nào đó. Đó có thể là bệnh lý tiềm ẩn, một chiếc đệm không phù hợp, thậm chí là tư thế ngủ của bạn .

đau lưng dưới

Tại sao bạn bị đau lưng dưới khi thức dậy?

Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây đau lưng dưới vào buổi sáng. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến nhất.

Tư thế ngủ không hỗ trợ

Nếu bạn đau lưng dưới sau khi thức dậy vào mỗi sáng, tư thế nằm có thể là nguyên nhân. Ngủ ở tư thế không được hỗ trợ làm tăng áp lực cột sống, từ đó gây đau nhức.

Khi nằm sấp, bạn dễ bị vặn cổ hơn, không thẳng hàng với phần cột sống còn lại. Tùy thuộc vào độ cứng nệm, bụng dưới có thể chùng xuống sâu hơn so với phần còn lại của cơ thể, từ đó lưng bạn bị bẻ cong một cách khó chịu. Dù bằng cách nào, tư thế ngủ này dễ khiến bạn bị đau lưng dưới hơn sau khi thức dậy. Để ngăn chặn tình trạng sai lệch này, bạn có thể thử nằm sấp mà không kê gối đầu và kê 1 chiếc gối mỏng đằng sau bụng dưới.

Tư thế nằm ngửa giúp bạn giữ thẳng cột sống dễ dàng hơn, nhưng bạn vẫn có thể đau lưng nếu không được hỗ trợ đường cong cột sống tự nhiên. Một nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ này thực sự làm tăng gấp đôi nguy cơ đau lưng dưới. Để giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa cảm giác khó chịu, hãy cân nhắc đặt 1 chiếc gối dưới đầu gối.

Nằm nghiêng được coi là tư thế tốt nhất để tránh đau lưng. Những người nằm nghiêng khi ngủ cho biết họ có ít triệu chứng đau lưng hơn, nhưng vẫn có nguy cơ lệch cột sống. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách chọn ra 1 chiếc gối kê đầu có độ mềm phù hợp với khoảng cách giữa cổ và vai, đồng thời kê 1 chiếc gối giữa 2 đầu gối để dễ dàng duỗi thẳng hông.

Nệm không phù hợp

Tư thế ngủ chỉ giúp giảm đau lưng vào buổi sáng nếu bạn ngủ trên tấm đệm phù hợp, hỗ trợ đầy đủ. Nếu bạn đã sử dụng đệm hơn 5 năm, có lẽ đã đến lúc cân nhắc thay mới.

Trong một nghiên cứu, những người tham gia thay mới những đệm cũ có tuổi thọ trung bình 9.5 tuổi. Trong tháng tiếp theo, chất lượng giấc ngủ và chứng đau lưng của họ được cải thiện đáng kể mỗi tuần.

Nhìn chung, đệm có độ cứng vừa giúp giảm gần một nửa triệu chứng đau lưng.

Ngay cả khi còn tương đối mới, đệm vẫn có thể không phù hợp với nhu cầu hoặc tư thế ngủ của bạn. Nó có thể quá cứng hoặc quá mềm để hỗ trợ đầy đủ. Nhìn chung, đệm cứng vừa có xu hướng giảm đau lưng hiệu quả hơn nệm cứng.

đau lưng dưới

Thai kỳ

Đau lưng dưới là hiện tượng phổ biến khi mang thai. Mặc dù nó thường bắt đầu giữa tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, nó có thể bắt đầu sớm nhất là trong bốn tuần đầu tiên. Đối với một số người đang mang thai, cơn đau lưng của họ trầm trọng hơn trong khi ngủ và có thể khiến họ thức giấc. Tuy nhiên, loại đau lưng này có xu hướng tự khỏi sau sinh.

Trong thời kỳ mang thai, hãy dán miếng gạc ấm lên lưng để giảm đau lưng dưới, cũng như kéo giãn cơ thường xuyên. Khi lên xuống giường, bạn nên đứng dậy bằng sức mạnh chân thay vì cơ lưng để không bị căng cơ lưng dưới.

Khi mang thai, tư thế nằm nghiêng trái cũng được khuyến khích để giảm bớt sự khó chịu và hỗ trợ sức khỏe cho thai nhi. Bạn có thể hỗ trợ cột sống khi ngủ bằng cách đặt gối dưới bụng, giữa 2 chân và tựa vào phần nhỏ của lưng.

Bệnh thoái hóa đĩa đệm

Hơn 90% người lớn trên 60 tuổi bị thoái hóa đĩa đệm. Bệnh thoái hóa đĩa đệm có thể phát triển tự nhiên theo tuổi tác, do đĩa đệm giữa các đốt sống khô và vỡ ra.

Đối với một số người, quá trình này xảy ra đi kèm với đau đớn. Đối với những người khác, cơn đau có thể dữ dội và tồi tệ hơn về sáng. Thừa cân và béo phì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thoái hóa đĩa đệm cùng bất kỳ chứng đau lưng dưới nào có liên quan.

Quá trình điều trị bệnh thoái hóa đĩa đệm có thể bao gồm thuốc giảm đau, tiêm steroid, chườm đá, chườm nóng, vật lý trị liệu, châm cứu và đeo nẹp lưng.

Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa ảnh hưởng đến 5% số người, trong đó phụ nữ có nguy cơ bị cao hơn nam giới. Tình trạng này gây đau cơ, căng cứng, co thắt khắp cơ thể, bao gồm cả lưng. Các triệu chứng cũng bao gồm các vấn đề giấc ngủ, trầm cảm và lo lắng.

Mặc dù không có cách chữa khỏi chứng đau cơ xơ hóa, các bác sĩ có thể kê toa thuốc giãn cơ và thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng. Các liệu pháp như xoa bóp, châm cứu và vật lý trị liệu cũng được khuyến nghị.

đau lưng dưới

Các nguyên nhân khác

Một số yếu tố khác có thể góp phần gây đau lưng dưới khi thức dậy. Tình trạng này xuất phát từ các điều kiện y tế khác và các yếu tố lối sống như:

  • Viêm khớp
  • Lạc nội mạc tử cung
  • Sỏi thận
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng, trầm cảm
  • Công việc đòi hỏi phải nâng, đẩy hoặc kéo nặng
  • Tuổi già
  • Loãng xương
  • Chấn thương vật lý
  • Thể lực kém
  • Hút thuốc
  • Các vấn đề về tủy sống như đau thần kinh tọa, hẹp ống sống hoặc thoát vị đĩa đệm
  • Căng thẳng
  • Khối u
  • Tăng cân

Các phương pháp giảm đau lưng vào buổi sáng

Bạn hoàn toàn có thể ngủ ngon hơn khi bị đau lưng dưới. Hãy cân nhắc thay đổi một số thói quen để giảm đau lưng vào buổi sáng và bắt đầu ngày mới thoải mái hơn.

Thay đổi tư thế nằm hoặc nệm ngủ

Việc chuyển sang tư thế nằm được hỗ trợ nhiều hơn giúp làm giảm đau lưng dưới. Ngoài ra, hãy xem xét cách bạn sử dụng gối, hoặc đầu tư đệm mới, để giữ cột sống thẳng hàng và giảm đau nhức hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy đệm cứng vừa là món đồ tốt nhất cho bệnh đau lưng. Trong một nghiên cứu ở những người bị đau thắt lưng, người ngủ trên đệm cứng vừa cho biết số điểm áp lực thấp hơn cả khi ngủ và khi thức dậy vào buổi sáng.

đau lưng dưới

Đi chậm khi mới thức dậy

Việc ra khỏi giường từ từ có thể đem lại một số lợi ích. Bạn có thể muốn dùng cánh tay để từ từ ngồi dậy trước khi di chuyển chân ra khỏi thành giường. Khi đặt 2 chân xuống đất với khoảng cách rộng bằng vai, bạn có thể đứng dậy từ từ, sử dụng sức mạnh chân thay vì lưng để đứng dậy.

Sau khi đứng cẩn thận, bạn có thể giảm bớt căng thẳng hơn nữa bằng cách vươn 2 cánh tay trên đầu, rối từ từ duỗi người từ bên này sang bên kia.

Giãn cơ buổi sáng

Các bài tập giãn cơ đơn giản, ngay cả trước khi ra khỏi giường, có thể làm giảm đau lưng.

Ví dụ, bạn có thể nằm ngửa, duỗi cánh tay và bàn tay trên đầu hết mức có thể, chân và bàn chân duỗi theo hướng ngược lại. Giữ trong vài giây trước khi thả ra.

Bạn cũng có thể giãn cơ lưng dưới khi vẫn còn trên giường. Để làm điều này, bạn có thể đưa đầu gối về phía ngực và vòng tay ôm lấy. Sau đó, bạn nhẹ nhàng đung đưa từ bên này sang bên kia.

Thêm vào đó, một vài động tác kéo căng cũng làm giảm căng thẳng ở lưng dưới và giúp bạn chuẩn bị cho ngày mới.

Tư thế plank

Plank làm tăng sức mạnh cốt lõi, bảo vệ cho cột sống. Với phần lõi chắc khỏe hơn, cơ thể bạn sẽ sử dụng nhiều cơ bụng hơn thay vì lưng, dẫn đến ít căng thẳng và chấn thương hơn trong suốt cả ngày.

Để thực hiện động tác plank, bạn cần nằm úp mặt xuống sàn. Sau đó, bạn có thể đẩy người lên bằng ngón chân và cẳng tay. Đảm bảo rằng khuỷu tay của bạn nằm ngay dưới vai, cẳng tay và khuỷu tay thẳng hàng với cổ tay. Giữ đầu hướng xuống, cổ thẳng hàng với phần còn lại của cột sống. Điều quan trọng là giữ cho cột sống thẳng hàng, không để bụng hóp xuống quá nhiều. Bạn có thể tránh căng cơ lưng bằng cách siết chặt cơ bụng, cơ mông và đùi. Để có kết quả tốt nhất, hãy giữ tư thế khoảng 30-60 giây.

Tư thế rắn hổ mang (Baby Cobra)

Nghiên cứu cho thấy yoga giúp kiểm soát cơn đau lưng dưới tái phát. Khi đau nhức, tư thế này sẽ kéo căng lưng và giảm căng thẳng.

Để thử tư thế này, bạn nằm sấp trên sàn, lòng bàn tay úp xuống dưới vai, khuỷu tay và cẳng tay áp sát vào cơ thể. Từ từ đẩy người lên bằng sức mạnh cánh tay, đầu hướng về phía trước, cổ thẳng. Giữ tư thế từ 10-15 giây sau đó hạ xuống.

Tư thế chiếc ghế (Chair Pose)

Tư thế cái ghế là động tác yoga hữu ích khác. Đứng thẳng với 2 chân dang rộng bằng vai, các ngón chân hướng về phía trước. Sau đó, bạn ngồi xổm xuống như khi đang ngồi trên ghế. Hãy giữ đầu gối cong một góc 90 độ và dồn lực vào gót chân thay vì ngón chân. Bạn chỉ cần giữ vài giây sau đó đứng lên.

Hoạt động đều đặn suốt cả ngày

Tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể luôn dẻo dai. Thói quen này cũng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một hình thức tập thể dục đơn giản, chẳng hạn như đi bộ, giúp giảm đau nhức và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Nếu bạn ngồi làm việc trong thời gian dài, hãy đứng dậy, vươn vai và đi lại sau mỗi 30 phút hoặc lâu hơn. Nếu ghế bàn của bạn không hỗ trợ, hãy đặt một chiếc gối hoặc cuộn khăn tắm lại rồi đặt sau lưng để hỗ trợ thắt lưng và để chân bạn nghỉ ngơi trên ghế đẩu.

Nói chuyện với bác sĩ

Nếu cơn đau lưng dưới trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày, hoặc bạn bắt đầu nhận thấy các triệu chứng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ. Họ có thể kê thuốc chống viêm không steroid (NSAID), acetaminophen, thuốc giãn cơ hoặc kem và gel bôi ngoài da để giảm đau lưng. Hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, vì họ nắm rõ tiền sử bệnh của bạn và thông báo các tác dụng phụ tiềm ẩn.

Đau lưng dưới vào buổi sáng là tình trạng khá phổ biến. Nhiều người cảm thấy nhẹ nhõm với một vài thay đổi trong lối sống. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục, bác sĩ sẽ đề xuất các lựa chọn điều trị bổ sung.

Tựu chung
* Những lý do khiến bạn đau lưng dưới khi ngủ dậy bao gồm tình trạng bệnh lý, tư thế ngủ hoặc đệm cũ.
* Để giảm đau lưng dưới, hãy cân nhắc giãn cơ trước khi ra khỏi giường, di chuyển chậm khi thức dậy hoặc thay đệm.
* Nếu cơn đau lưng dưới của bạn vẫn tiếp tục và cản trở các hoạt động hàng ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ để được trợ giúp y tế.

Hy vọng thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn có được chất lượng giấc ngủ tốt nhất. Để được tư vấn và đặt mua nệm Zinus, vui lòng liên hệ theo hotline hoặc địa chỉ cửa hàng demzinus.vn gần nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0981.212.212